Bạn nghĩ rằng đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng là tất cả những gì bạn cần làm để giữ cho miệng của mình hoàn toàn khỏe mạnh và sạch sẽ ư? Trên thực tế, có rất nhiều người dù đã làm đủ những điều trên mà vẫn có mùi hôi miệng khó chịu. Thật ra, mùi hôi từ miệng vẫn có thể hình thành dù bạn đã vệ sinh răng miệng đầy đủ nếu ăn một số loại thực phẩm sau đây:
1 – Tỏi
Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỏi lọt vào danh sách những món ăn gây ra mùi khó chịu bởi vì Chất sulfuric có trong tỏi là nguyên nhân trực tiếp gây ra mùi.
Tỏi cũng được hấp thụ vào máu khi ăn, tạo điều kiện cho mùi này xâm nhập vào phổi, và qua đường miệng mùi khó chịu này sẽ phát tán ra bên ngoài. Sau khi được hấp thụ vào trong cơ thể, tỏi sẽ tỏa ra một mùi hương đắng qua các lỗ chân lông.
Bài viết hay:
- Mùi hôi cơ thể – nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị hiệu quả
- Bị mồ hôi có lây khi dùng chung đồ không?
2 – Hành
Tương tự như tỏi, mùi của hành tây sẽ lưu lại rất lâu sau khi bạn ăn xong. Đó là bởi vì hành cũng chứa các hợp chất sulfuric được hấp thụ vào máu của người thường xuyên ăn chúng. Đó là lý do vì sao kể cả khi bạn đã đánh răng, súc miệng thì miệng bạn vẫn còn mùi này lưu lại.
3 – Bơ, sữa
Các loại sữa, kẹo sữa, bơ, hay những đồ ăn làm từ loại thành phần này rất kích thích vị giác và tốt cho cơ thể nhưng trong chúng lại chứa chứa các axit amino. Khi vi khuẩn tự nhiên từ lưỡi và miệng của bạn kết hợp với các axit amin trong sữa và pho mát, dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Lâu dần, các sản phẩm này đọng trên răng và lưỡi sẽ hình thành mùi sulfur rất khó chịu. Vì vậy, sau khi ăn xong không chỉ bơ, sữa mà các thức ăn nói chung, bạn nên đánh răng thật kỹ, súc miệng lại bằng nước muối nhiều lần để đánh bật cặn bẩn còn sót lại.
4 – Cà phê
Cà phê là loại đồ uống rất được yêu thích của mọi người vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, ít người biết rằng cà phê lại là một trong những đồ uống gây ra mùi hôi miệng.
Sau khi uống cà phê xong, nếu bạn không vệ sinh lại răng miệng thì axit và enzym có trong cà phê hay còn sót lại trong khoang miệng sẽ trung hòa axit ở dạ dày tạo ra mùi hôi của hơi thở. Bởi vậy, hãy hạn chế uống cà phê hoặc nếu bạn không thể sống thiều cà phê thì hãy súc miệng thật kỹ sau khi uống để không bị mắc bệnh hôi miệng nhé.
5 – Đồ uống có cồn, thuốc lá
Thường xuyên uống bia rượu, các chất kích thích nói chung hoặc hút thuốc không chỉ khiến răng bị xỉn màu, ố vàng, nhanh khát nước và khô miệng mà chúng còn là thủ phạm gây ra hôi miệng.
Trong rượu, bia chứa rất nhiều chất cồn gây ra tình trạng khô miệng cho người sử dụng. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tăng cường hoạt động, từ đó gây ra mùi khó chịu. Do đó, đồ uống có cồn được xem như một trong những thực phẩm gây hôi miệng mà bất cứ ai cũng cần tráng xa.
Các bạn thấy đấy, nếu thắc mắc tại sao dù thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng vẫn có mùi hôi khó chịu thì câu trả lời nằm ở 5 loại thực phẩm phía trên. Nếu bạn đã biết nguyên nhân rồi, trước tiên vẫn nên hạn chế, và sau đó nếu có thể thì nên giảm thiểu tối đa những loại đồ ăn trên trong bữa ăn hằng ngày của mình nhé. Chúc các bạn thành công.
Các dịch vụ khác ...